Ngành kỹ sư nông nghiệp và những điều cần biết

Việc làm ngành nông nghiệp

Ngành kỹ sư nông nghiệp hiện tại đang là một trong những lĩnh vực được nhiều bạn trẻ lựa chọn theo học. Bạn có biết kỹ sư nông nghiệp sẽ làm những công việc gì? Môi trường làm việc ra sao hay không? Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn có thêm thông tin về chủ đề trên.

Nội dung chính

Kỹ sư nông nghiệp là gì?

Kỹ sư nông nghiệp là những người trực tiếp ứng dụng khoa học, đưa thành quả khoa học áp dụng vào sản xuất nông nghiệp, tối ưu hóa hiệu quả trồng trọt, chăn nuôi. Đây là công việc đòi hỏi nhiều kiến thức chuyên môn và không ngừng học hỏi những kỹ thuật mới.

Kỹ sư nông nghiệp là những người trực tiếp ứng dụng khoa học vào trong ngành nông nghiệp
Kỹ sư nông nghiệp là những người trực tiếp ứng dụng khoa học vào trong ngành nông nghiệp

Trở thành một kỹ sư nông nghiệp đồng nghĩa với việc bạn sẽ làm việc đồng thời ở các trang trại, ruộng đồng và cả phòng thí nghiệm, nghiên cứu. Bạn chính là người thiết kế mô hình canh tác, đưa ra giải pháp mang tính khoa học để thúc đẩy hiệu quả trồng trọt, chăn nuôi. Kỹ sư nông nghiệp cũng là người làm việc trực tiếp và có mối quan hệ mật thiết với quần chúng nông dân trong quá trình sản xuất thực tế.

Kỹ sư nông nghiệp là những người trực tiếp áp dụng thành quả khoa học vào sản xuất nông nghiệp, tối ưu hóa hiệu quả trồng trọt, chăn nuôi. (Ảnh: Internet)

Kỹ sư nông nghiệp là những người trực tiếp áp dụng thành quả khoa học vào sản xuất nông nghiệp, tối ưu hóa hiệu quả trồng trọt, chăn nuôi. (Ảnh: Internet)

Phân loại kỹ sư nông nghiệp

Nếu đang nuôi ý định trở thành kỹ sư nông nghiệp, bạn có thể lựa chọn trở thành kỹ sư nông học hoặc kỹ sư chăn nuôi. Cụ thể công việc của từng mảng như sau.

  • Kỹ sư nông học

Người làm kỹ sư nông học sẽ đảm nhận công việc tìm hiểu về các loại cây trồng, nghiên cứu giống cây mới, phân tích những yếu tố tác động tới sự phát triển của cây nhiệt độ, ánh sáng hay các bệnh thực vật, côn trùng có lợi – có hại… Về cơ bản, kỹ sư nông học sẽ là người chú trọng công việc trồng trọt, đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu suất trồng trọt.

Kỹ sư nông nghiệp được chia thành kỹ sư nông học đảm nhiệm công việc nghiên cứu cây trồng, giống mới
Kỹ sư nông nghiệp được chia thành kỹ sư nông học đảm nhiệm công việc nghiên cứu cây trồng, giống mới

  • Kỹ sư chăn nuôi

Người làm kỹ sư chăn nuôi sẽ đảm nhận công việc nghiên cứu cách thức chăm nuôi gia súc, gia cầm; nghiên cứu kỹ thuật chăn nuôi, phối giống để có năng suất, hiệu quả cao nhất. Về cơ bản, kỹ sư chăn nuôi sẽ là người chú trọng công việc chăn nuôi, hướng tới mục tiêu tối ưu hóa hiệu quả chăn nuôi.

Tính chất công việc của một kỹ sư nông nghiệp

Trước khi tìm việc kỹ sư nông nghiệp, bạn cần nắm vững tính chất công việc của nghề này. Nhìn chung, người kỹ sư nông nghiệp làm việc khác hoàn toàn với kỹ sư các ngành nghề khác. Công việc cụ thể có thể kể tới như sau:

  • Thường xuyên theo dõi tình trạng cây trồng, vật nuôi.
  •  Kiểm tra điều kiện, môi trường sống, đảm bảo chất lượng chăm sóc cây trồng, nuôi dưỡng vật nuôi đúng quy định và đạt tiêu chuẩn tốt.
  • Nghiên cứu các giống cây trồng mới cho hiệu quả cao, các biện pháp lai tạo giống, nguồn thức ăn, phân bón lý tưởng cho hoạt động chăn nuôi, canh tác nông nghiệp.
  • Cập nhật các phương pháp chăn nuôi, trồng trọt mới trong nước và quốc tế, ứng dụng nghiên cứu khoa học tân tiến trong kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi để tối ưu hóa năng suất, lợi nhuận.
  • Hướng dẫn bà con nông dân, tư vấn cụ thể, chi tiết các kiến thức chăn nuôi gia súc, gia cầm hay chăm bón cây trồng.
  • Phổ cập những phương pháp mới cho bà con hoặc đào tạo các cán bộ địa phương để đưa ra hướng dẫn cho nông dân trực thuộc địa bàn quản lý.
  • Triển khai các dự án chăn nuôi, trồng trọt, tạo cơ hội việc làm cho người nông dân.
Kỹ sư nông nghiệp đảm nhiệm vai trò theo dõi điều kiện sinh trưởng và dinh dưỡng cây trồng
Kỹ sư nông nghiệp đảm nhiệm vai trò theo dõi điều kiện sinh trưởng và dinh dưỡng cây trồng

Cơ hội tìm việc kỹ sư nông nghiệp

Hiện nay, ứng viên tìm việc kỹ sư nông nghiệp có nhiều cơ hội việc làm lý tưởng. Hầu hết sinh viên tốt nghiệp các ngành có liên quan đều tìm được việc đúng chuyên môn vì thị trường khan hiếm nhân lực. Nhìn chung, bạn có thể ứng tuyển, làm việc tại một số vị trí như sau:

  • Các trung tâm nghiên cứu, chuyển giao khoa học kỹ thuật

Bạn có thể làm kỹ sư nông học tại các trung tâm/viện nghiên cứu, chuyển giao khoa học kỹ thuật về nông nghiệp. Ngoài ra, bạn cũng có thể ứng tuyển vào Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các trung tâm nghiên cứu giống cây trồng, trung tâm khuyến nông hay Cục bảo vệ động vật/thực vật…

  • Các công ty phân bón, doanh nghiệp sản xuất giống cây trồng

Doanh nghiệp, công ty hóa chất, sản xuất các sản phẩm phục vụ nông nghiệp cũng là cơ hội lý tưởng cho những ai hướng tới công việc kỹ sư nông nghiệp. Vừa có thể nghiên cứu, làm việc chuyên môn, bạn vừa có không gian phát triển sự nghiệp.

  • Các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, giảng dạy

Với kiến thức về nông nghiệp, bạn có thể lựa chọn giảng dạy tại những trường đại học, cao đẳng nông nghiệp hay theo đuổi những bậc học cao hơn để chuyên sâu vào việc nghiên cứu.

  • Các nông trường, trang trại chăn nuôi, canh tác

Bạn có thể làm việc tại các nông trường, trang trại của hợp tác xã hoặc trực thuộc quản lý của doanh nghiệp, địa phương. Công việc chủ yếu của kỹ sư nông trường chính là theo dõi, chăm sóc cây trồng, bảo đảm hoạt động trồng trọt, chăn nuôi không có sự cố hoặc phát hiện sự cố để khắc phục kịp thời.

Cơ hội việc làm cho kỹ sư nông nghiệp sau khi ra trường có phạm vi tương đối rộng
Cơ hội việc làm cho kỹ sư nông nghiệp sau khi ra trường có phạm vi tương đối rộng

Chúng tôi hy vọng thông qua bài viết này bạn sẽ hiểu thêm về ngành kỹ sư nông nghiệp. Đồng thời có thể đưa ra những quyết định sáng suốt nhất cho nghề nghiệp tương lai của mình.

  • Chia sẻ bài viết

Để lại lời nhắn