Kỹ sư môi trường là ngành nghề hot có có nhu cầu tìm kiếm nhân lực tăng mạnh trong những năm gần đây. Cơ bản đây là công việc đòi hỏi chuyên ngành, mức lương cao cũng như đãi ngộ trong công việc cực tốt. Bạn là sinh viên mới ra trường ngành kỹ sư nông nghiệp và đang muốn tìm được công việc phù hợp? Bài viết dưới đây sẽ bật mí bí quyết ứng tuyển kỹ sư nông nghiệp sau khi ra trường.
Nội dung chính
Đôi nét về công việc của kỹ sư nông nghiệp
Đó là những người làm công việc nghiên cứu khoa học và áp dụng những tiến bộ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp nhằm góp phần giúp phát triển ngành nông, đảm bảo đáp ứng nhu cầu lương thực. Đồng thời các kỹ sư sẽ mang lại những khởi sắc cho tương lai của người nông dân.
Học kỹ sư ngành nông nghiệp ra làm gì?
Là một kỹ sư nông nghiệp đã được qua đào tạo bài bản về kiến thức lẫn kỹ năng chuyên môn, bạn cần phải làm được những công việc dưới đây:
- Nắm rõ và cập nhật những tiến bộ của khoa học – kỹ thuật tại Việt Nam và trên thế
- Tiến hành nghiên cứu và tìm ra những phương pháp cho chăn nuôi và trồng trọt một cách hiệu quả nhất. Chẳng hạn như chế tạo phân bón, thuốc chữa sâu bệnh, lai tạo giống, xây dựng các mô hình chăn nuôi VAC, trồng rau nhà kính,…
- Gặp gỡ và tư vấn các kiến thức về chăn nuôi và chăm bón cây trồng cho người nông dân.
- Thiết kế, lắp đặt và sử dụng các loại thiết bị máy móc hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp.
- Đưa ra các kế hoạch sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai.
- Triển khai và chỉ đạo thực hiện các dự án nông nghiệp và phổ biến cho nông dân nhằm cải thiện chất lượng sản xuất.
- Kiểm tra và theo dõi chất lượng chăm sóc và tình trạng của các loại cây trồng, vật nuôi nhằm đảm bảo điều kiện phát triển đạt tiêu chuẩn nhất.
- Lai giống cây trồng và giao phối vật nuôi để tạo ra các sản phẩm giống tốt để đảm bảo hiệu quả.
Địa điểm làm việc của kỹ sư ngành nông nghiệp
Nếu trở thành một kỹ sư nông nghiệp, bạn có thể được làm việc tại các Viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, Chi cục hoặc trạm bảo vệ thực vật, trung tâm khuyến nông và các trung tâm nuôi giống cây trồng, vật nuôi. Ngoài ra, các trang trại lớn, các công ty Nhà nước hoặc liên doanh, tư nhân về lĩnh vực vật tư nông nghiệp cũng đang có nhu cầu tuyển dụng các kỹ sư với số lượng lớn.
Bên cạnh đó, nếu như yêu thích nghề giáo, bạn cũng có thể tham gia nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ sở đào tạo từ trung học đến cao đẳng, đại học. Hoặc các kỹ sư có thể học nâng cao lên thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành nông nghiệp tại nhiều nước tiên tiến như Mỹ, Đức, Hà Lan, Nhật Bản, …
Là một nhà nghiên cứu về nông nghiệp, bạn sẽ thường xuyên tiếp xúc rất nhiều với các loại vật nuôi và cây trồng bởi công việc của bạn là theo dõi tình trạng phát triển của chúng. Vậy nên, ngoài làm việc trong các phòng thí nghiệm nghiên cứu, các đồng ruộng, nông trại cũng chính là địa điểm làm việc thường xuyên của các kỹ sư theo ngành này.
Tìm việc kỹ sư nông nghiệp cần kinh nghiệm gì?
Nhiều bạn lo lắng đăng ký học ngành nông nghiệp có tương lai xin việc không? Xin ở đâu? Như thế nào? Và để trả lời cho câu hỏi đó, trước tiên bạn hãy cứ nắm vững kiến thức cho mình rồi tìm hiểu thông tin việc làm theo chia sẻ này. Thời đại công nghệ phát triển, giúp ích rất nhiều cho người đi xin việc cũng như nhà tuyển dụng, giống như những ngành nghề khác, các bạn có thể tìm việc liên quan đến ngành nghề của mình trên các trang web uy tín như vieclam24h, timviecnhanh, mywork, Vietnamwork,…. Nếu bạn đã ‘chấm’ cho mình công ty nào đó thì hãy theo dõi họ và mạnh dạn ứng tuyển ngay khi có cơ hội.
Để nâng cao khả năng trúng tuyển thì đầu tiên, bạn cần chuẩn bị CV xin việc thật đẹp cả về nội dung lẫn hình thức. Dù là dân kỹ thuật thì khi viết CV cũng đừng quá cứng nhắc, khô khan và câu chữ cụt lủn, tuyệt đối không viết sai chính tả, điều này sẽ khiến bạn bị mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Hãy liệt kê các kỹ năng, điểm mạnh của bản thân phù hợp với tính chất công việc. Đừng quên ghi vào bản CV của mình những kinh nghiệm trước đây.
Khi đi phỏng vấn bạn cần lưu ý đến sớm trước giờ hẹn một chút, ăn mặc nghiêm túc, chỉn chu và gọn gàng. Tự trả lời trước các câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn ở nhà, thể hiện sự tự tin, bản lĩnh của mình để ghi điểm tối đa với nhà tuyển dụng. Dựa vào những thông tin trên bạn có thể thấy được rằng người tìm việc kỹ sư môi trường cũng có rất nhiều cơ hội, công việc ‘sang xịn’ mà tiềm năng của ngành này lại rất lớn, cơ hội thăng tiến và lương bổng hấp dẫn không kém.