Bạn yêu thích công việc nghiên cứu khoa học? Bạn muốn góp phần công sức để giải quyết những khó khăn trong sản xuất cây trồng và vật nuôi? Bạn muốn tạo ra những thực phẩm an toàn cho cộng đồng? Vậy kỹ sư về lĩnh vực nông nghiệp là sự lựa chọn lý tưởng nhất dành cho bạn. Việc làm kỹ sư nông nghiệp bao gồm công việc gì?
Kỹ sư nông nghiệp là gì?
Đó là những người làm công việc nghiên cứu khoa học và áp dụng những tiến bộ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp nhằm góp phần giúp phát triển ngành nông, đảm bảo đáp ứng nhu cầu lương thực. Đồng thời các kỹ sư sẽ mang lại những khởi sắc cho tương lai của người nông dân.
Học kỹ sư ngành nông nghiệp ra làm gì?
– Là một kỹ sư nông nghiệp đã được qua đào tạo bài bản về kiến thức lẫn kỹ năng chuyên môn, bạn cần phải làm được những công việc dưới đây:
– Nắm bắt, cập nhật tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nước và quốc tế, áp dụng vào các giống cây, các giống vật nuôi để đem lại năng suất, lợi nhuận tốt.
– Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, tìm ra các phương pháp tối ưu cho trồng trọt và chăn nuôi (lai tạo giống, chế tạo phân bón, thức ăn, xây dựng mô hình các điều kiện lý tưởng…).
– Gặp gỡ, tư vấn cho bà con nông dân các kiến thức về chăm bón cây trồng, chăn nuôi gia cầm, gia súc.
– Hoạch định các chiến lược sử dụng đất đai hợp lý, hiệu quả…
– Thiết kế, sử dụng hợp lí các loại máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp…
– Chỉ đạo, triển khai các dự án nông nghiệp, phổ biến cho người dân tạo việc làm, cải thiện năng suất, chất lượng…
– Chăm sóc cây trồng, vật nuôi thường xuyên.
– Kiểm tra chất lượng chăm sóc, điều điện sống của chúng hàng ngày, đảm bảo môi trường nuôi dưỡng đạt tiêu chuẩn tốt nhất.
– Giao phối, lai giống cho cây trồng, vật nuôi, cho ra đời những sản phẩm chất lượng, đảm bảo năng suất.
Và còn nhiều công việc, nhiều dự án, chương trình nhằm phát triển nền nông nghiệp nông thôn mới tại Việt Nam đang chờ đón bạn.Địa điểm làm việc của kỹ sư ngành nông nghiệp
Kỹ năng cần có của kỹ sư nông nghiệp
-
Kỹ năng
Giao tiếp, làm việc nhóm và làm việc độc lập.
Tự học nâng cao trình độ và nghiệp vụ chuyên môn.
Giải quyết vấn đề về kỹ thuật liên quan đến nông học, bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường và hướng dẫn về sản xuất bền vững.
Tổ chức nghiên cứu ứng dụng trong nhiều điều kiện khác nhau
Phương pháp nghiên cứu
Viết báo cáo khoa học.
Ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng phần mềm nghiên cứu chuyên dụng.
Ngoại ngữ chuyên ngành.
-
Thái độ, hành vi
Nhận thức đúng đắn chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước trong các lĩnh vực: Chính trị, Giáo dục, Môi trường, Kinh tế, An ninh, Quốc phòng.
Có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và nhân cách toàn diện con người mới Xã Hội chủ nghĩa
Có ý thức trách nhiệm, tôn trọng pháp luật của người công dân; có đạo đức, thái độ và tác phong đúng đắn của một cán bộ chuyên ngành được đào tạo
Có tinh thần tập thể và làm việc tập thể
Cơ hội việc làm cho kỹ sư ngành nông nghiệp
Nếu trở thành một kỹ sư nông nghiệp, bạn có thể được làm việc tại các Viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, Chi cục hoặc trạm bảo vệ thực vật, trung tâm khuyến nông và các trung tâm nuôi giống cây trồng, vật nuôi. Ngoài ra, các trang trại lớn, các công ty Nhà nước hoặc liên doanh, tư nhân về lĩnh vực vật tư nông nghiệp cũng đang có nhu cầu tuyển dụng các kỹ sư với số lượng lớn.
Bên cạnh đó, nếu như yêu thích nghề giáo, bạn cũng có thể tham gia nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ sở đào tạo từ trung học đến cao đẳng, đại học. Hoặc các kỹ sư có thể học nâng cao lên thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành nông nghiệp tại nhiều nước tiên tiến như Mỹ, Đức, Hà Lan, Nhật Bản, …
Là một nhà nghiên cứu về nông nghiệp, bạn sẽ thường xuyên tiếp xúc rất nhiều với các loại vật nuôi và cây trồng bởi công việc của bạn là theo dõi tình trạng phát triển của chúng. Vậy nên, ngoài làm việc trong các phòng thí nghiệm nghiên cứu, các đồng ruộng, nông trại cũng chính là địa điểm làm việc thường xuyên của các kỹ sư theo ngành này.
Trong Ngày hội việc làm mới đây tại Học viện nông nghiệp, đã có hơn 62 công ty tuyển dụng gần 3.500 chỉ tiêu kỹ sư nông nghiệp. Các công ty, doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng đa dạng nguồn nhân lực liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp như công nghệ thực phẩm, đất đại, chăn nuôi, thú y, …
Do đó, những người theo ngành kỹ sư về lĩnh vực này sẽ không phải lo lắng thất nghiệp sau khi ra trường. Chỉ cần chịu khó học hỏi và trau dồi trình độ chuyên môn, bạn sẽ nhận được một công việc đúng như mong muốn.
Với những thông tin trên, bạn có thể nắm rõ được công việc mà mình cần làm. Hy vọng rằng nền nông nghiệp nước nhà sẽ ngày càng khởi sắc với đội ngũ kỹ sư giỏi.