Bạn thích nghiên cứu về khoa học,bạn muốn người dân có một cuộc sống tốt đẹp.Vậy nghề kỹ sư nông nghiệp chính là sự lựa chọn lý tưởng đáng để bạn chú ý. Vậy nhà tuyển dụng kỹ sư nông nghiệp tại TPHCM có yêu cầu gì? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chủ đề trên.
Nội dung chính
Nghề kỹ sư nông nghiệp là gì
Chinh phục khoa học và trực tiếp đưa những thành quả đó vào cuộc sống, vào từng vụ mùa, vào từng bữa ăn hàng ngày của mọi người – đó là niềm kiêu hãnh của người kỹ sư nông nghiệp.
Nghề kỹ sư nông nghiệp làm gì?
Là một kĩ sư nông nghiệp, bạn cần phải làm những công việc sau đây:
- Chăm sóc cây trồng, vật nuôi thường xuyên.
- Kiểm tra chất lượng chăm sóc, điều kiện sống của chúng hàng ngày, đảm bảo môi trường nuôi dưỡng đạt tiêu chuẩn tốt nhất.
- Giao phối, lai giống cho cây trồng, vật nuôi, cho ra đời những sản phẩm chất lượng, đảm bảo năng suất.
- Nắm bắt, cập nhật tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nước và quốc tế, áp dụng vào các giống cây, các giống vật nuôi để đem lại năng suất, lợi nhuận tốt.
- Gặp gỡ, tư vấn cho bà con nông dân các kiến thức về chăm bón cây trồng, chăn nuôi gia cầm, gia súc.
- Chỉ đạo, triển khai các dự án nông nghiệp, phổ biến cho người dân tạo việc làm, cải thiện năng suất, chất lượng…
Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp của nghề kỹ sư nông nghiệp
Nhà nông học có thể làm việc tại:
Các công ty giống cây trồng, các công ty chuyên khoa học đời sống, công ty phân bón, những trang trại, hợp tác xã nông nghiệp, Các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp về nông nghiệp và phát triển nông thôn, Các công ty chăm sóc cây trồng, công ty hoá chất nông nghiệp, các trường Đại học và cao đẳng với công tác nghiên cứu và giảng dạy…
Tố chất cần có trong nghề kỹ sư nông nghiệp
Nhằm đào tạo kỹ sư nông học, có nhiệm vụ:
- Cải thiện thu nhập của nông dân. Cải thiện và sản xuất cây trồng bền vững.
- Phát hiện,ứng dụng và chuyển giao kỹ thuật mới, giống mới.
- Bảo vệ môi trường, bao gồm thực hiện nông nghiệp bền vững.
- Quản lí sản xuất cơ bản; tiếp thị, mua bán nông sản.
Kỹ năng cần có của người làm nghề kỹ sư nông nghiệp
- Giao tiếp, làm việc nhóm và làm việc độc lập.
- Tự học nâng cao trình độ và nghiệp vụ chuyên môn.
- Giải quyết vấn đề về kỹ thuật liên quan đến nông học, bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường và hướng dẫn về sản xuất bền vững.
- Tổ chức nghiên cứu ứng dụng trong nhiều điều kiện khác nhau
- Phương pháp nghiên cứu
- Viết báo cáo khoa học.
- Ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng phần mềm nghiên cứu chuyên dụng.
- Ngoại ngữ chuyên ngành.
Yêu cầu của nhà tuyển dụng với người làm nghề kỹ sư nông nghiệp
Các ứng viên cũng cần có một năng lực làm việc, các kỹ năng xã hội, kỹ năng mềm, kỹ năng nghiên cứu… để nâng tầm kiến thức thực tế kết hợp với nền tảng lý thuyết sẵn có, tạo tiền đề để xin được việc làm, thực hiện thành công các dự án khởi nghiệp sau khi ra trường. Ứng viên có thể lựa chọn làm việc cho các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước có tham gia sản xuất và kinh doanh dịch vụ nông nghiệp có kết hợp với ứng dụng công nghệ cao, tham gia điều phối các dự án, làm việc tại các cơ quan, tổ chức trực thuộc Nhà nước, hoặc ở lại các trường đại học, tổ chức dạy nghề… để truyền đạt lại tri thức của mình cho các thế hệ sau.
Bên cạnh đó, các ứng viên ứng tuyển kỹ sư nông nghiệp cần có khả năng giao tiếp tốt để biết cách truyền đạt kế hoạch và quy trình sản xuất dễ hiểu, dễ tiếp thu nhất cho người tham gia sản xuất thực hiện theo một cách chính xác, đó cũng là cách thể hiện năng lực làm việc theo đội nhóm cũng như làm việc cá nhân của họ có đủ hay không. Nếu đảm bảo cả năng lực ngoại ngữ, nhất là có vốn thuật ngữ chuyên ngành phong phú thì đương nhiên ứng viên sẽ có lợi thế hơn, với mức thu nhập cao hơn do cơ hội tiếp xúc trực tiếp với nhiều tài liệu, nguồn vật tư, nguyên vật liệu, các tri thức đến từ nước ngoài, từ các giáo sư, các kỹ sư lâu năm trong ngành ở quốc gia khác…
Các kỹ sư nông nghiệp nên chủ động nghiên cứu khoa học không ngừng để ngày càng cải thiện năng lực sản xuất của đơn vị. Họ cần có một cách thức công tác khoa học, có đủ năng lực sáng tạo trong nghề nghiệp, có đủ bản lĩnh và kinh nghiệm để giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất cũng như nghiên cứu theo cách tích cực nhất, đem lại hiệu quả cao nhất mà giảm thiểu những tổn thất không đáng có.