Các vật nuôi vốn là các động vật hoang được con người thuần dưỡng, chọn giống, lai tạo để thích nghi với cuộc sống gần người. Trước đây, chăn nuôi là một trong những lĩnh vực phát triển mạnh của nền kinh tế Việt Nam. Nhưng hiện nay, nước ta đang trên đà phát triển về kinh tế nhờ những ngành công nghiệp khác thì ngành chăn nuôi lại gặp phải nhiều khó khăn. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn thêm thông tin liên quan đến những thuận lợi và khó khăn của ngành chăn nuôi nước ta. Chúng tôi mời bạn cùng chú ý đón đọc nhé!
Nội dung chính
Vai trò của ngành chăn nuôi
Chăn nuôi là lĩnh vực có từ nhiều thế kỷ trước, nó cung cấp cho con người thực phẩm có dinh dưỡng cao (thịt, sữa, trứng,…). Một số sản phẩm của ngành chăn nuôi còn là nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ. Ngành chăn nuôi còn cung cấp sức kéo và phân bón cho ngành trồng trọt. Có giá trị xuất khẩu. Trồng trọt kết hợp với chăn nuôi tạo ra một nền nông nghiệp bền vững.
Thuận lợi và khó khăn của ngành chăn nuôi
Thuận lợi của ngành chăn nuôi hiện nay
Từ xưa đến nay, công nghiệp trồng trọt và chăn nuôi luôn được gắn kết chặt chẽ với nhau. Sự kết hợp này mang đến không ít lợi nhuận cho những người nông dân. Các loài gia súc lớn như con trâu và con bò không chỉ nuôi để lấy thịt. Chúng còn được tận dụng sức kéo trong việc cày cấy hoặc vận chuyển hàng hóa.
Hay những loài gia súc, gia cầm nhỏ hơn như gà, lợn, thủy cầm thì có thể nuôi bằng những lương thực có sẵn như cỏ, bèo, giun.
Hiện nay, hình thức trang trại chăn nuôi đang chiếm ưu thế và có xu hướng tăng lên. Các trại chăn nuôi thương mại lớn áp dụng công nghệ khoa học tiên tiến và vệ sinh an toàn thực phẩm cũng ngày càng được chú trọng. Hướng tới một nền công nghiệp xanh bền vững.
Khó khăn của ngành chăn nuôi hiện nay
Ngoài những thế mạnh và tiềm năng nói trên, ngành chăn nuôi nước ta vẫn còn nhiều hạn chế. Trước tiên phải kể đến hệ thống sản xuất thiếu đồng bộ, chưa có sự liên kết chặt chẽ từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ.
Giá thành sản phẩm đang ở mức còn cao, chưa có thương hiệu và chưa được quảng bá rộng rãi. Vì vậy nhiều sản phẩm tốt vẫn chưa được người dùng biết đến và tin tưởng.
Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến giá thành cao là do thức ăn chăn nuôi, con giống hay các loại thuốc thú y còn phải nhập khẩu nhiều. Hơn nữa, quy mô sản xuất còn ở mức vừa và nhỏ nên không thể áp dụng các công nghệ hiện đại vào để tăng năng suất, chất lượng.
Tiếp đó, các trang trại và các doanh nghiệp chăn nuôi ở nước ta chưa biết cách đưa mặt hàng tiềm năng này ra xuất khẩu. Ngược lại, các sản phẩm từ nước ngoài lại dễ dàng nhập về Việt Nam với quy mô lớn, mặt hàng chất lượng và mức giá rẻ hơn.
Ở nước ta hiện nay lại có tình trạng thực phẩm bẩn do người sản xuất muốn giảm chi phí chăn nuôi và kiếm lời nhiều hơn. Dùng những chất cấm để tăng trọng lượng gia súc, gia cầm. Thậm chí là biến những vật nuôi đã chết và bốc mùi thành những miếng thịt đẹp mắt. Điều đó đã khiến cho những khách hàng tiêu dùng e ngại việc sử dụng sản phẩm trong nước. Dẫn đến việc sản xuất và tiêu dùng gặp nhiều khó khăn hơn.
Nhiều hộ dân vẫn còn thờ ơ trong việc quản lí con giống và kiểm soát dịch bệnh. Điều này kìm hãm sự phát triển của các giống vật nuôi và không cho chất lượng sản phẩm cao.
Có thể nói ngành chăn nuôi nước ta vẫn còn nhiều thách thức cần phải vượt qua. Tuy nhiên vẫn đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế của Việt Nam. Chính vì vậy nhà nước và các chủ trang trại cần phải nỗ lực không ngừng để có thể phát triển một cách tốt nhất có thể.
Mục tiêu, phương pháp phát triển chăn nuôi gia cầm trong thời gian tới
Mục tiêu
- Có những biện pháp khắc phục được dịch cúm gia cầm, dịch tả ở lợn…
- Hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm. Cạnh tranh được với những hàng được nhập khẩu.
- Khôi phục và đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia cầm.
Phương hướng và phát triển
- Giảm dần quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ và thả rông, khuyến khích chăn nuôi tập trung với quy mô vừa và quy mô lớn. Nuôi theo phương pháp tự động hóa, từng bước đưa chăn nuôi gia cầm phát triển bền vững.
- Chọn lọc và nhập nội những dòng giống gia cần thuần chủng và ông bà chất lượng cao. Lai tạo các giống gia cầm thích nghi được với khí hậu của Việt Nam. Coi trọng công tác phòng chống dịch bệnh.
Một số giải pháp nâng cao năng lực sản xuất chất lượng và giảm giá thành sản phẩm để tăng sức cạnh tranh
Những người sản xuất, kinh doanh phải nâng cao trình độ quản lý, trình độ khoa học kỹ thuật để có điều kiện thay đổi tư duy
Nếu không có hiểu biết và trình độ mà đã làm thì sẽ rất nhanh dẫn đến thất bại. Ngoài hệ thống đào tạo tại các trường còn có thể tham gia đào tạo bồi dưỡng các khóa học ngắn ngày. Từ đó nâng cao trình độ quản lí khoa học kĩ thuật cho những người sản xuất gia cầm.
Những chuyển đổi tư duy:
- Làm việc có kế hoạch.
- Có biện pháp thu hút nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài vào sản xuất chăn nuôi khép kín.
- Tăng cường công tác tiếp thị cho đầu vào, đầu ra.
- Hạn chế tối đa việc cạnh tranh nội bộ bất lợi.
Tăng cường công tác thú y
Thực hiện tốt an toàn sinh học như:
+ Tiêm phòng đúng, đủ các loại vacxin. Đặc biệt là vacxin cúm gia cầm cho tất cả các loại gia cầm nuôi tập trung.
+ Khuyến khích các hoạt động thú y tư nhân để tăng cường biện pháp phòng chống dịch cho địa phương.
Coi trọng việc sản xuất chế biến và tiêu thụ thức ăn chăn nuôi
Thức ăn chiếm khoảng 70% giá thành sản phẩm chăn nuôi trong khi đó nguyên liệu phải nhập vào khá lớn. Đây là một khó khăn lớn đối với ngành công nghiệp chăn nuôi.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn có giải pháp để giảm giá thành sản phẩm bằng cách quy hoạch vùng sản xuất lương thực. Và có chính sách thuế nhập nguyên liệu thỏa đáng. Giá thức ăn giảm thì giá thành chăn nuôi giảm, khi đó được thị trường trong nước và nước ngoài chấp nhận sẽ tạo điều kiện phát triển chăn nuôi một cách bền vững.
Mặc dù còn nhiều hạn chế và khó khăn, nhưng ngành chăn nuôi đóng vai trò và vị trí quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Vì vậy, việc tìm hiểu và phát triển không ngừng là cần thiết đối với những người nông dân. Cần phải nỗ lực hơn nữa để ngành chăn nuôi có thể phát triển lớn mạnh, đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và có thể đem ra xuất khẩu.