Những điều cần biết về ngành công nghệ sinh học

Việc làm ngành nông nghiệp

Công nghệ sinh học được xem là cánh tay đắc lực trong lĩnh vực nông nghiệp kỹ thuật cao. Ngành này đã và đang càng ngày càng tỏ ra thực sự có ý nghĩa lớn đối với đời sống con người. Bạn đã bao giờ tìm hiểu kỹ lưỡng ngành công nghệ sinh học là gì chưa? Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn những điều cần biết về ngành công nghệ sinh học. Bạn đừng vội bỏ qua thông tin bổ ích dưới đây nhé.

  1. Nội dung chính

    Ngành Công nghệ sinh học là gì?

Công nghệ sinh học là ngành nghiên cứu và vận dụng sinh vật sống kết hợp với quy trình và thiết bị kỹ thuật để tạo ra sản phẩm và sản xuất ở quy mô công nghiệp với các sản phẩm sinh học phục vụ cho lợi ích của con người, đồng thời phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường.

Ngành công nghệ sinh học hiện tại đang nhận được sự quan tâm đông đảo của nhiều người
Ngành công nghệ sinh học hiện tại đang nhận được sự quan tâm đông đảo của nhiều người

Công nghệ sinh học được chia làm 3 giai đoạn chính trong sự phát triển:

  •       Công nghệ sinh học truyền thống: chế biến các thực phẩm dân dã đã có từ lâu đời như chao, tương, nước mắm … theo phương pháp truyền thống.
  •       Công nghệ sinh học cận đại: có sử dụng công nghệ trong quá trình chế biến sản phẩm như việc sử dụng các nồi lên men công nghiệp để sản xuất ở quy mô lớn các sản phẩm sinh hạt như mì chính, acid amin, acid hữu cơ, chất kháng sinh, vitamin, enzym …
  •       Công nghệ sinh học hiện đại: Công nghệ di truyền, công nghệ tế bào, công nghệ enzym và protein, công nghệ vi sinh vật, công nghệ lên men, công nghệ môi trường…
  1. Để học ngành Công nghệ sinh học cần có tố chất gì?

Để có thể học tốt và thành công trong ngành Công nghệ sinh học, người học cần có những tố chất sau:

Có đam mê với khoa học công nghệ: vì là ngành học thường xuyên tiếp xúc với những công nghệ hiện đại, đòi hỏi bạn phải thực sự có đam mê khám phá thì mới có thể đi đến thành công.

Muốn trở thành kỹ sư ngành công nghệ sinh học chuyên nghiệp người học cần có những tố chất đặc biệt
Muốn trở thành kỹ sư ngành công nghệ sinh học chuyên nghiệp người học cần có những tố chất đặc biệt

Học tốt các môn tự nhiên như Toán, Hóa, Sinh: đây là sự thật hiển nhiên mà dường như tất cả chúng ta đều biết. Bởi những kiến thức này vững chắc thì mới tạo cho bạn nền tảng để tiếp thu các kiến thức chuyên sâu về ngành Công nghệ sinh học.

Tư duy logic, tính tỉ mỉ, cẩn thận luôn là tố chất quan trọng cho những bạn muốn gắn bó lâu dài với ngành này. Do đặc thù công việc thường xuyên thực hành trong phòng thí nghiệm, tham gia vào quy trình công nghệ sản xuất, chế biến với những chi tiết nhỏ hay trải qua quy trình nghiêm ngặt nên bạn cần phải cẩn thận và chi tiết.

Để thành công trong bất cứ ngành nghề nào thì bạn cũng nên trau dồi kỹ năng mềm, khả năng ngoại ngữ của mình vững chắc.

  1. Học Công nghệ sinh học ra trường làm việc gì?

  •       Chuyên viên nghiên cứu

Chuyên viên nghiên cứu là vị trí phổ biến tại cả các cơ quan nhà nước đến doanh nghiệp. Đây là vị trí đảm nhận nhiệm vụ nghiên cứu các sản phẩm sinh học mới. Lĩnh vực nghiên cứu sẽ thuộc phạm vi chuyên ngành của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Vị trí này chủ yếu hoạt động trong hòng nghiên cứu, là một thành viên phối hợp với các chuyên viên khác. Đồng nghiệp của chuyên viên công nghệ sinh học thường là các chuyên viên ngành hóa dược. Mức lương của vị trí này dao động từ 8-20 triệu đồng/tháng tùy năng lực và môi trường làm việc.

  • Chuyên viên phân tích mẫu

Chuyên viên phân tích mẫu là người thực hiện các công đoạn thử nghiệm sản phẩm nghiên cứu. Các sản phẩm được nghiên cứu có thể ứng dụng trong thị trường hay không phụ thuộc vào các báo cáo phân tích được chuyên viên phân tích mẫu tổng hợp. Vai trò của vị trí này cũng rất quan trọng trong nhiều mô hình cơ quan khác nhau. Từ cơ quan nghiên cứu, doanh nghiệp sản xuất đến cơ quan đánh giá. Mức lương của vị trí này dao động từ 8-12 triệu đồng/tháng phụ thuộc vào kỹ năng, kinh nghiệm và môi trường làm việc.

  •       Cán bộ xét nghiệm

Cán bộ xét nghiệm là người chúng ta thường gặp tại các cơ quan y tế hoặc doanh nghiệp sản xuất ngành dược phẩm. Cán bộ xét nghiệm sẽ có nhiệm vụ quan sát, kiểm tra, xét nghiệm bệnh nhân hoặc các cá nhân tham gia thực nghiệm nghiên cứu. Công việc của họ gần tương tự với chuyên viên phân tích mẫu. Tuy nhiên cần nhiều kinh nghiệm và kỹ năng quan sát thực tế hơn. Mức lương của vị trí này dao động từ 5-7 triệu đồng dành cho sinh viên mới ra trường. Đối với cán bộ có nhiều năm kinh nghiệm, mức lương cùng các chế độ thường được thỏa thuận riêng.

Ngành công nghệ sinh học có thể làm nhiều công việc khác nhau
Ngành công nghệ sinh học có thể làm nhiều công việc khác nhau
  •       Chuyên viên công nghệ sinh học

Công việc của chuyên viên công nghệ sinh học là kết hợp nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật. Đây là vị trí quan trọng tại các doanh nghiệp sản xuất thành phẩm sinh học. Nhiệm vụ của vị trí này là nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật công nghệ vào quá trình sản xuất các thành phẩm sinh học. Họ sẽ làm việc với các kỹ thuật viên để tìm ra phương án sản xuất đảm bảo chất lượng và khả năng cung ứng cho thị trường. Mức lương của vị trí này dao động từ 10-30 triệu đồng/tháng phụ thuộc vào kinh nghệm làm việc và quy mô doanh nghiệp.

  • Kỹ sư quản lý chất lượng sản phẩm và Kỹ sư điều hành sản xuất

Kỹ sư quản lý chất lượng sản phẩm là người làm việc tại nhà máy, bộ phận sản xuất. Họ có nhiệm vụ giám sát quá trình sản xuất để đảm bảo các yêu cầu về yếu tố sinh học, chất lượng sản phẩm đầu ra. Công việc của kỹ sư quản lý chất lượng yêu cầu khả năng quan sát và nắm chắc các chỉ tiêu chất lượng của ngành nghề sản xuất. Họ sẽ báo cáo quá trình sản xuất mỗi ngày và lưu trữ những báo cáo đó. Mức lương của vị trí này dao động từ 10-22 triệu đồng/tháng.

Mong rằng với lượng thông tin chúng tôi chia sẻ, bạn sẽ hiểu thêm về ngành công nghệ sinh học và những vấn đề cơ bản có liên quan.

  • Chia sẻ bài viết

Để lại lời nhắn