Điều gì thúc đẩy bạn đi làm mỗi ngày?

Việc làm ngành nông nghiệp

Nội dung chính

Động lực giúp chúng ta đi làm mỗi ngày

Tất cả chúng ta đều có những động lực khác nhau trong công việc. Một số người đang liên tục hoàn thiện bản thân mình, những người khác muốn được công nhận là có ảnh hưởng và những người khác muốn có mối quan hệ chan hòa với mọi người.

Điều gì thúc đẩy bạn đi làm mỗi ngày?

Dữ liệu của cuộc khảo sát “bao nhiêu nhân viên không thích công việc của mình” cho thấy những nhân viên tài giỏi nhất của nhiều công ty thực sự không thích công việc của mình bằng những người kém tài giỏi hơn. Và mặc dù mỗi một tổ chức sẽ có một lý do cụ thể giải thích tại sao mức độ tích cực của nhân viên quá thấp (ví dụ: ông chủ tồi, không có tính minh bạch, làm việc quá sức, …), đôi khi vấn đề còn sâu sắc hơn; cụ thể là động lực cá nhân của chúng ta.

Tất cả chúng ta đều có những động lực khác nhau trong công việc. Một số người đang liên tục hoàn thiện bản thân mình, những người khác muốn được công nhận là có ảnh hưởng và những người khác muốn có mối quan hệ chan hòa với mọi người. Một vài số khác thì tìm kiếm sự ổn định, an toàn, nằm trong tầm kiểm soát của bản thân trong khi những người còn lại thì lại thích những gì rủi ro, thử thách và không cố định.

Động lực của bạn là gì?

Qua nghiên cứu chủ đề “Điều gì thúc đẩy bạn đi làm mỗi ngày?” với hàng ngàn nhân viên và các nhà lãnh đạo, chúng tôi đã phát hiện ra rằng có 5 động lực chính thúc đẩy mọi người hành động trong công việc: Thành tích, Quyền lực, Sự liên kết, An toàn và Phiêu lưu.

Có rất nhiều cách để đánh giá và khám phá động lực cá nhân của riêng bạn, từ việc quan sát nội tâm cho đến những bài kiểm tra online, bạn có thể đánh giá được 1 trong 5 động lực chính, đâu là động lực của riêng bạn.

Trước khi bắt đầu, chúng tôi sẽ cho bạn thấy một cái nhìn tổng quan về 5 động lực  giúp chúng ta đi làm mỗi ngày một cách tích cực trên:

Thành tích: Những người có nhu cầu cao về thành tích thường sẽ tìm cách vượt trội. Sự khao khát của họ không phải được nuôi dưỡng bằng khái niệm phải làm tốt hơn người khác, nhưng thực ra họ liên tục cải thiện bản thân mình để trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.

Những người thuộc nhóm này thường không thích những công việc rủi ro thấp, vì những thành công mà dễ đạt được thì không gọi là một thành tích thực sự. Thay vào đó, họ muốn những mục tiêu khó khăn đòi hỏi nỗ lực mạnh mẽ và điều đó thách thức họ phát triển theo những cách mới.

Thành công là một phần thưởng ngọt ngào dành cho những người thuộc nhóm lấy thành tựu làm động lực, nhưng sự hài lòng thật sự lại là khi họ đáp ứng được yêu cầu khắt khe trong nhiệm vụ hơn là đạt được thành công đó. Vì vậy, mặc dù chiến thắng là một điều đáng được tôn vinh, nhưng bạn sẽ thấy những người nằm trong nhóm này không bao giờ ngủ quên trong chiến thắng của mình. Trước khi họ nghỉ hưu, họ sẽ luôn tìm kiếm những mục tiêu mới và thách thức.

Quyền lực: Những người được thúc đẩy nhờ nhu cầu quyền lực không phải đang tìm kiếm một loại thống trị giống Napoleon “Tôi muốn chỉ huy cả thế giới” nhưng họ muốn được công nhận là có tầm ảnh hưởng. Họ thích được chịu trách nhiệm và thậm chí họ thích một cái chức vụ sang trọng hơn cả tiền. Họ muốn chỉ đạo người khác và nắm giữ thẩm quyền để đưa ra quyết định tác động đến người khác. Nhu cầu quyền lực thường bao gồm mong muốn được tôn kính và tuân theo.

Sự liên kết: Những người có nhu cầu liên kết cao muốn một mối quan hệ hài hòa với người khác và họ muốn cảm thấy được người khác chấp nhận. Những cá nhân này thích công việc có sự tương tác qua lại chủ yếu. Họ thích tham gia làm việc nhóm và trở thành thành viên nhóm xuất sắc, mặc dù đôi khi họ bị phân tâm trong giao tiếp xã hội. Những người thuộc nhóm này thường làm rất tốt các nhiệm vụ tương tác và dịch vụ với khách hàng.

Điều gì thúc đẩy bạn đi làm mỗi ngày?

An toàn: Những người có nhu cầu cao về an toàn thường tìm kiếm sự liên tục, nhất quán và công việc nằm trong tầm kiểm soát, nhiệm vụ và lương phải ổn định. Họ sẽ cảm thấy có động lực khi mình được bảo vệ và thích gắn bó với một công ty, hoặc ở cùng vị trí hoặc bộ phận trong một thời gian dài. Những người có tính an toàn cao thường không thích sự thay đổi, đặc biệt là khi cảm thấy quá đột ngột hoặc làm đảo lộn mọi thứ.

Phiêu lưu: Những người có nhu cầu phiêu lưu cảm thấy có động lực nhờ rủi ro, thay đổi và những điều không chắc chắn. Họ phát triển mạnh khi môi trường hoặc công việc thay đổi liên tục. Họ có xu hướng thích những thử thách và nắm bắt cơ hội để trở thành người đầu tiên làm điều gì đó mới mẻ. Họ không sợ thất bại, đặc biệt nếu có cơ hội thử lại. Những người thích phiêu lưu mạo hiểm thường tự mình đi ra ngoài. Họ có thể là doanh nhân hoặc những người làm việc tự do. Họ thích nhảy việc hoặc nhảy công ty thường xuyên, đặc biệt là khi họ cảm thấy buồn chán hoặc cảm thấy rằng họ đã phát huy tối đa tiềm năng của họ ở tại chỗ cũ.

Một khi bạn đã biết động lực của mình ….

Một trong những lợi ích tuyệt vời nếu bạn biết động lực của mình là kiến thức giúp bạn tìm thấy những cơ hội mà bạn có thể thành công và hoàn thành xuất sắc. Ví dụ, những người cảm thấy mình có động lực đi làm nếu công việc “mạo hiểm” thì sẽ luôn luôn làm điều gì đó mới mẻ. Và họ không thích làm công việc đại trà mà người khác cũng đang làm; Trở thành người đầu tiên thực hiện dự án là điều không thể nào hài lòng hơn đối với họ. Vì vậy, nếu động lực của bạn là “Phiêu Lưu”, bạn biết rằng bạn cần phải làm việc trong một công ty hoặc nhóm có các dự án rất tiên tiến, mới mẻ và khác biệt.

Ngược lại, nếu bạn là một người có tính an toàn, có lẽ bạn nên tránh một công việc mà ông chủ mới của bạn phát biểu là “Chúng tôi không biết chính xác bạn sẽ phù hợp với nhóm này như thế nào, nhưng mà cứ làm đi, rồi chúng ta cùng nhau khám phá những điều mới mẻ.” Người nào thích “An toàn” thì cũng thích những công việc và nhiệm vụ được xác định rõ ràng.

Để có một sự nghiệp thực sự thành công và viên mãn, bạn nên dành một chút thời gian để đọc năm động lực này và xem cái nào phù hợp với bạn nhất. Hoặc đi làm bài kiểm tra trực tuyến, “bạn có động lực gì?”

Bạn càng biết nhiều về bản thân, bạn càng có nhiều khả năng lựa chọn công việc (và nghề nghiệp), công việc này sẽ truyền cảm hứng cho bạn để nỗ lực hết mình mỗi ngày.

Cảm ơn bạn đã đọc blog Điều gì thúc đẩy bạn đi làm mỗi ngày?

Sưu tầm theo Cafef

Đọc blog tuyển dụng – việc làm ngành nông nghiệp

Đọc tin nông nghiệp

  • Chia sẻ bài viết

Liên quan Bài viết

Để lại lời nhắn

deneme bonusu veren sitelerdeneme bonusubonus veren sitelerdeneme bonus siteleriporn