Ngành chăn nuôi và thú y trong nền nông nghiệp tại nước ta luôn được Nhà nước chú trọng đầu tư và phát triển nhằm thúc đẩy lĩnh vực sản xuất. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, rất ít cá nhân hướng mình đi theo lĩnh vực chăn nuôi và thú y vì cho rằng đây là ngành “lỗi thời” và không có nhiều việc làm, khó phát triển tiềm năng của bản thân người theo học. Theo bạn, người theo học ngành chăn nuôi thú y có thể làm những công việc gì?Chúng tôi mời bạn cùng tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.
Tìm hiểu đôi nét về ngành chăn nuôi
Hiện nay, ngành chăn nuôi được chia thành các lĩnh vực chính như sau:
-
Chăn nuôi – Chuyên ngành công nghệ sản xuất động vật
Đây là ngành chuyên cung cấp đến nền nông nghiệp những chuyên gia có kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu về chăn nuôi. Nguồn nhân lực trong lĩnh vực này đảm nhiệm những công việc cụ thể như:
- Tiến hành thực hiện các thao tác trong phòng thí nghiệm.
- Lên kế hoạch xây dựng, thực hành và hỗ trợ chỉ đạo thực hiện mọi bước trong quy trình chăn nuôi đối với những loại động vật nông nghiệp.
- Là những người đã được đào tạo bài bản về kiến thức di truyền giống ở các loại thú chăn nuôi.
- Có am hiểu về các loại thức ăn và nhu cầu dinh dưỡng của từng loại động vật chăn nuôi, gia súc, gia cầm.
- Có kinh nghiệm kỹ thuật chuyên môn cao trong chăn nuôi thú nông nghiệp. Luôn cập nhật những kỹ thuật chăn nuôi tiến tiến nhất từ các quốc gia phát triển.
- Là người thường xuyên theo dõi và nắm rõ tình hình của thị trường chăn nuôi.
- Đã được đào tạo những kiến thức về tiếp thị chăn nuôi, giao tiếp tốt khi trao đổi về các vấn đề chăn nuôi thú nông nghiệp.
- Đảm bảo có trau dồi những kiến thức liên quan đến các căn bệnh cơ bản nhất ở gia súc, gia cầm, thủy sản.
- Có thể đảm nhiệm vai trò, trách nhiệm trong việc chăn nuôi thú cảnh, trồng trọt, chăn nuôi thủy – hải sản.
- Không những vậy, nguồn nhân lực trong lĩnh vực này sẽ còn làm tốt công việc liên quan đến kỹ năng chăn nuôi như:
+ Kỹ thuật phòng thí nghiệm, di truyền phối giống thú nông nghiệp.
+ Thụ tinh nhân tạo.
+ Phân tích hàm lượng dưỡng chất trong thức ăn của vật nuôi.
+ Có thể tự thiết kế và tiến hành thực hiện thí nghiệm chuyên ngành.
+ Chỉ đạo và thực hiện được các quy trình chăn nuôi ngay tại trại.
+ Thành thạo trong việc sử dụng các thiết bị công nghệ, máy vi tính để hoàn thành tốt công việc liên quan đến số liệu, thống kê.
-
Chuyên ngành công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi
- Đối với những cá nhân theo làm trong lĩnh vực này, công việc thường đảm là nghiên cứu chuyên sâu khoa học dinh dưỡng cho động vật.
- Không những vậy, nguồn nhân lực này còn được đào tạo các kỹ năng, kiến thức để ứng dụng công nghệ trong việc sản xuất thức ăn chăn nuôi.
- Đây là lĩnh vực đào tạo những chuyên gia có kinh nghiệm chuyên môn trong việc thiết kế chuồng trại, kỹ thuật nuôi, vệ sinh thực phẩm, thú y…
- Nhiệm vụ phân tích thành phần nguyên liệu, tỷ lệ dinh dưỡng trong thức ăn chăn nuôi cũng do những chuyên gia trong lĩnh vực đào tạo này thực hiện.
- Các chuyên gia trong chuyên ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi còn được đào tạo kỹ năng để thiết kế tổ hợp dinh dưỡng và xây dựng dây chuyền, thiết bị tự động dùng trong chăn nuôi.
Tìm hiểu đôi nét về ngành thú y
Đây là chuyên ngành đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực là các bác sĩ thú y có kinh nghiệm chuyên môn cao. Các chuyên gia theo học ngành thú ý sẽ đảm nhiệm những công việc như:
- Thực hiện những thao tác trong phòng thí nghiệm.
- Có kỹ năng để chẩn đoán những bệnh thường gặp ở động vật chăn nuôi nông nghiệp.
- Thành thạo trong việc sử dụng một số dược phẩm, vacxin phòng ngừa bệnh, hóa chất tiêu diệt mầm bệnh.
- Đảm bảo có thể lên kế hoạch xây dựng chương trình thú y cho trang trại chăn nuôi.
- Đã được đào tạo và hiểu biết rõ về luật thú y và những thông tin mới về thị trường thuốc thú y.
- Có kiến thức cơ bản về chăn nuôi, giao tiếp chuyên ngành và tiếp thị.
- Có kiến thức kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường.
- Luôn cập nhật những tiến bộ của nền khoa học thú y tại các quốc gia đi đầu để ứng dụng tại nơi làm việc.
- Nguồn nhân lực theo học ngành thú y chuyên sâu sẽ có kiến thức chuyên môn về bệnh học như: Dịch tễ học, căn bệnh, kỹ thuật chẩn đoán, biểu hiện lâm sàng, điều trị và phương pháp phòng bệnh chuyên biệt.
- Có kinh nghiệm cao và kỹ năng chuẩn xác trong việc giải phẫu hay các vấn đề ngoại khoa của thú nuôi nông nghiệp.
- Sử dụng thành thạo các thiết bị y tế nông nghiệp, biết dùng máy vi tính để kiểm soát dữ liệu, thống kê…
Vừa rồi là những chia sẻ liên quan đến ngành chăn nuôi thú y mà chúng tôi muốn gửi đến để bạn cùng tham khảo. Hy vọng với lượng thông tin hữu ích này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về ngành chăn nuôi thú y và phạm vi công việc trong ngành.