Học công nghệ sinh học ra làm gì? Cơ hội xin việc ngành công nghệ sinh học có cao không? Đây chắc chắn là thắc mắc của không ít sinh viên đang theo học chuyên ngành công nghệ sinh học hiện nay. Và giúp bạn giải đáp những thắc mắc này thì bạn không nên bỏ qua những thông tin ngay dưới đây.
Cơ hội việc làm ngành công nghệ sinh học hiện nay
Hiện nay lĩnh vực công nghệ sinh học chính là một trong những ngành nghề được Nhà nước ưu tiên phát triển đến năm 2020. Theo Viện chiến lược cho biết tới năm 2020 cả nước sẽ cần ít nhất là 25000 lao động trong lĩnh vực công nghệ sinh học. Do đó đây chắc chắn sẽ là cơ hội mở rộng đối với những sinh viên đang theo học ngành nghề này.
Các vị trí việc làm ngành công nghệ sinh học
Những người tốt nghiệp đại học chuyên ngành công nghệ sinh học có thể tiếp tục học lên bậc Thạc sĩ/Tiến sĩ; trở thành giảng viên bộ môn Sinh học trong các trường học hoặc tham gia trực tiếp vào lực lượng lao động với những công việc như:
- Kỹ sư công nghệ sinh học.
- Nhà tư vấn di truyền.
- Nhà dịch tễ học.
- Nhà động vật học.
- Kỹ sư sinh hóa.
- Nhà hóa sinh hay sinh lý học.
- Kỹ thuật viên hóa học.
- Kỹ thuật viên phòng nghiên cứu/xét nghiệm.
- Chuyên gia kiểm soát/Nhà quản lý an toàn thực phẩm.
- Nhà vi sinh vật học.
Mức lương ngành công nghệ sinh học
Ngành công nghệ sinh học có rất nhiều vị trí khác nhau, vì thế mà mức lương cũng sẽ khác nhau. Đối với kỹ sư công nghệ sinh học nói chung, mức lương thường dao động trong khoảng 12 – 20 triệu đồng/tháng. Còn đối với vị trí kỹ thuật viên phòng xét nghiệm thì mức lương sẽ khoảng 10 – 18 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, cũng tùy theo quy mô, tình hình tài chính của từng tổ chức, doanh nghiệp và tính chất phức tạp của từng vị trí công việc và nhà tuyển dụng mà mức lương của mỗi người sẽ khác nhau.
Học ngành công nghệ sinh học ra làm gì bạn có biết?
Nếu bạn đang thắc mắc ngành công nghệ sinh học làm gì thì đừng bỏ lỡ những gợi ý ngay dưới đây:
-
Kỹ sư công nghệ sinh học
Mô tả công việc
– Điều hành thực hiện các công việc liên quan tới sản xuất, quản lý và đảm bảo chất lượng của sản phẩm (dược phẩm, thực phẩm…)
– Tham gia nghiên cứu và ứng dụng các sản phẩm mới của doanh nghiệp.
– Tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ các đơn vị liên quan.
– Tiến hành thử nghiệm và báo cáo kết quả của các sản phẩm mới.
– Training các bộ phận kinh doanh, marketing về sản phẩm mới.
– Tham gia các hội thảo cho đại lý và khách hàng.
Mức lương: 12.000.000 – 20.000.000
-
Chuyên viên công nghệ sinh học
Mô tả công việc
– Lên kế hoạch thí nghiệp, sản xuất cho các sản phẩm.
– Tham gia hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình sản xuất.
– Tiến hành các nghiên cứu liên quan tới: công nghệ gen, vi sinh vật, chế biến, thực phẩm, động vật, tết bào gốc…
Mức lương: 10.000.000 – 15.000.000
-
Kỹ thuật viên phòng xét nghiệm
Mô tả công việc
– Xét nghiệm vi sinh vật lâm sàng
– Xét nghiệp giải phẫu các bệnh (phân tích tế bào, khối u, tuyến giáp…)
– Xét nghiệm sàng lọc
– Xét nghiệm, giám định, phân tích di truyền.
Mức lương: 10.000.000 – 18.000.000
-
Giáo viên giảng dạy công nghệ sinh học
Nếu bạn đang thắc mắc ngành công nghệ sinh học làm gì thì không nên bỏ qua vị trí giáo viên giảng dạy.
Mô tả
– Giảng dạy các chuyên ngành công nghệ sinh học tại các trường đại học, học viên.
– Tham gia hướng dẫn sinh viên, học viên trong lĩnh vực sinh học.
– Thực hiện các nghiên cứu chuyên môn công nghệ sinh học.
Mức lương: 7.000.000 – 10.000.000
Các yêu cầu khi ứng tuyển ngành công nghệ sinh học
Để xin việc ngành công nghệ sinh học bạn cần phải đáp ứng các yêu cầu như sau:
– Có trình độ chuyên môn về chuyên ngành công nghệ sinh học.
– Có tinh thần làm việc độc lập khả năng chịu đựng áp lực cao.
– Tự giác đáp ứng các yêu cầu khắt khe của các quy trình kiểm nghiệm, đối chứng.
– Am hiểu sâu sắc về công nghệ, các thiết bị hiện đại phục vụ quá trình nghiên cứu.
– Sự cẩn trọng và tỉ mỉ cũng là một trong những tố chất quan trọng của người làm công nghệ sinh học.
Ứng tuyển ngành công nghệ sinh học ở đâu?
Sau khi tìm hiểu ngành công nghệ sinh học làm gì chắc chắn bạn sẽ thắc mắc ứng tuyển ngành công nghệ sinh học ở đâu? Hiện nay bạn có thể tìm kiếm việc làm tại một số công ty lớn trong ngành như: Kimberly, Bia Việt Nam, San Miguel, Unilever, Dutch Lady, Bionet…hoặc tại các cơ quan nghiên cứu của nhà nước, các trường đại học như: Khoa học tự nhiên, Học viện Nông nghiệp, Đại học Công nghệ TP.HCM, Đại học Y dược…
Các trang tuyển dụng việc làm công nghệ sinh học uy tín, chất lượng hiện nay: TopCV, vieclam24h, mywork, vietnamwork…
Hy vọng rằng với lượng thông tin mà chúng tôi chia sẻ. Bạn sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn cho công việc mà người tốt nghiệp ngành công nghệ sinh học có thể làm được. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết.